Giấy là một vật dụng dùng để ghi chép, in ấn không hề xa lạ với tất cả mọi người trên thế giới. Tuy nhiên, bạn đã biết về quá trình hình thành và phát triển của ngành sản xuất giấy chưa ? Mời bạn cùng theo dõi bài viết của công ty In Ấn Tiến Hưng để tìm hiểu về lịch sử của ngành sản xuất giấy tại Việt Nam nói riêng cũng như trên toàn thế giới nói chung bạn nhé.
Giấy đã xuất hiện từ rất lâu trong nền văn minh lịch sử từ hàng nghìn năm trước. Người Ai Cập cổ đại ngày xưa đã biết làm ra giấy từ sợi của cây papyrus mọc bên bờ sông Nil. Vào thời xa xưa thì quá trình sản xuất giấy khá là đơn giản chứ không phức tạp: Người dân nghiền ướt các nguyên liệu sợi thực vật (từ các loại cây như gỗ, tre, nứa,…) ra thành bột nhão rồi trải ra từng lớp mỏng và sau đó sấy khô. Sau khi kết thúc quá trình này thì các sợi thực vật sẽ liên kết lại với nhau tạo thành tờ giấy có thể sử dụng được. Một thời gian dài sau đó, khoảng vài thế kỷ sau, cụ thể là thế kỷ thứ 8 thì phát minh này của người dân Trung Hoa mới dần phổ biến đến các đất nước Hồi giáo ở Trung Á. Sau đó dần dần quá trình sản xuất giấy này được du nhập vào châu Âu. Cho đến thế kỷ 14 thì các xưởng sản xuất giấy bắt đầu xuất hiện tại Tây Ban Nha, Italia, Pháp và Đức. Cho đến thời điểm này, quá trình sản xuất giấy chủ yếu vẫn là sản xuất thủ công với các nguyên liệu thô là bông và vải lanh vụn.
Giấy từ lâu đã được con người tìm ra cách phát minh để sử dụng
Cho đến thế kỷ 19, quy trình sản xuất giấy ngày càng được cơ giới hóa, năng suất lao động tăng cao và nhu cầu nguyên liệu vải vụn cũng ngày càng tăng cao. Vào thời điểm này, người ta bắt đầu phát hiện ra cách nghiên cứu gỗ để làm nguyên liệu sản xuất giấy thay cho vải vụn. Năm 1840, Đức là quốc gia đầu tiên phát triển ra phương pháp nghiền gỗ thành bột giấy bằng các thiết bị nghiền cơ học. Đến năm 1866, nhà hóa học nổi tiếng của Mỹ là Benjamin Tighman đã đưa ra quy trình sản xuất bột giấy bằng các phương pháp hóa học, sử dụng nguyên liệu chủ yếu là Na2SO3 để nấu vụn gỗ trở thành bột giấy. Năm 1880, nhà hóa học người Đức Carl F.Dahl phát minh ra phương pháp nấu bột giấy bằng Na2SO3 và NaOH. Bắt đầu từ giai đoạn này gỗ bắt đầu trở thành nguyên liệu chính để sản xuất giấy.
Quá trình sản xuất giấy trải qua rất nhiều công đoạn và quá trình khác nhau
Thành phần chính của giấy là xenluloza, một loại polyme mạch thẳng, dài có trong gỗ, bông và nhiều loại cây khác. Người ta cần phải băm gỗ thành các mẩu vụn và nghiền ướt các mẩu vụn này thành bột nhão để tách xenluloza ra khỏi các polyme. Bột giấy sẽ được sàng bằng lưới kim loại, nước sẽ chảy đi còn các sợi xenluloza liên kết với nhau thành tấm giấy thô. Tấm giấy thô này được đưa qua nhiều trục lăn để sấy khô, ép phẳng và xử lý hoàn thiện cho thích hợp với yêu cầu sử dụng. Chẳng hạn, giấy viết được tẩm chất chống thấm nước để ngăn mực viết không bị nhòe khi ta viết.
Cho đến đầu thâp niên 1990, các nhà khoa học ở Mỹ đã phát triển ra quy trình khử mực in trên giấy nhằm mục đích tái chế giấy báo và tạp chí cũ. Quy trình khử mực in này chủ yếu dựa trên cơ sở xúc tác là xenluloza và tiết kiệm năng lượng hơn. Đây cũng là một quy trình khá phổ biến hiện đang được nhiều công ty ở Mỹ và nhiều đất nước khác áp dụng.
Từ giấy người ta bắt đầu phát minh ra các sản phẩm tiện dụng khác như túi giấy, hộp giấy
Bạn thấy đấy, quá trình hình thành và phát triển của ngành sản xuất giấy là vô cùng dài và trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Từ giấy, người ta bắt đầu chế tạo ra những sản phẩm khác vô cùng hữu dụng như các loại bao bì giấy, túi giấy, hộp giấy. Đây đều là những vật dụng vô cùng quen thuộc mà chúng ta bắt gặp hàng ngày. Tính hữu dụng và tiện lợi của những sản phẩm này thì có lẽ chúng ta không có gì cần phải bàn cãi cả, đây đều là những vật dụng không thể được trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Nếu bạn có nhu cầu cần mua các sản phẩm từ giấy như hộp giấy, túi giấy thì hãy liên hệ ngay với công ty In Ấn Tiến Hưng của chúng tôi theo các thông tin dưới đây để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất bạn nhé.
Công ty cổ phần Tiến Hưng Sài Gòn
Vp: 720/1 Âu Cơ, P.14, Q.Tân Bình, TPHCM
Tell: (08) 38 494 836 - Fax: (08) 38 493 159
Hotline: 0909 850 213 - 0909 849 246
Email: info@inantienhung.com
Web: www.inantienhung.com - www.inantienhung.com.vn